Các loại giấy trong in ấn

Giấy in là một phần rất quan trọng để tạo nên một sản phẩm in chất lượng. Các chất liệu giấy khác nhau sẽ phù hợp với các sản phẩm in ấn khác nhau. Ngoài ra, các yếu tố như độ dày mỏng, màu sắc của giấy, độ trắng mịn cũng ảnh hưởng đến chất lượng in,… Vì vậy, hiểu rõ về chất liệu giấy sẽ góp phần tạo nên sản phẩm in chất lượng.

| Xem thêm: Giấy Couche

1.Giấy Ford

Ford là loại giấy phổ biến và thông dụng trong in ấn văn phòng. Giấy Ford được làm 100% từ bột giấy, có bề mặt nhám và bám mực tốt.

Đặc điểm:

  • Giấy ford không có lớp tráng phủ nên thường rất trắng.
  • Hấp thụ mực in tốt nên màu in thường sậm và xỉn hơn giấy C.
  • Giấy ford có bề mặt nhám, không chói nên thích hợp để viết hoặc đọc.

Ứng dụng:

  • Thường được sử dụng để in ấn giấy tờ văn phòng, giấy note, tập vở học sinh,v.v
  • Giấy ốp màu còn được dùng để thiết kế bao thư, giấy letterhead.
  • Có thể sử dụng để in thiệp cưới tùy nhu cầu khách hàng.
  • Ngoài ra còn có giấy ốp vàng và giấy ốp màu kem. Những loại giấy này thường được sử dụng làm những chiếc túi giấy xinh xắn, dễ thương để tặng quà, làm sổ tay, nhật ký hoặc sổ ghi chú.

Định lượng: Phổ biến nhất là 80 gsm, 100 gsm, 120 gsm, 140 gsm, 200 gsm, 250 gsm.

2.Giấy Couches

Giấy Couche hay còn được gọi là giấy coated art paper là loại giấy có màu trắng, bề mặt được tráng phủ bằng cao lanh (hoặc một vài chất liệu đặc thù tương tự) nên mặt giấy bóng mịn và phẳng.

Đặc điểm:

  • Bề mặt giấy phẳng, bóng, mịn, độ sáng vừa phải, chắn sáng tốt, bám mực và hấp thụ mực tốt.
  • Giấy Couches thường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, với nhiều định lượng khác nhau tùy mục đích sử dụng.
  • Ứng dụng: Giấy C thường được sử dụng để in tờ rơi, brochure, catalogue…

Định lượng (gram/m2):

  • Giấy Couches thường có định lượng là 80, 100, 120, 150, 200, 250, 300.
  • Thường được viết tắt: C100, C120, C150….

3.Giấy Couches Matt

Đặc điểm:

  • Là loại giấy giống giấy C nhưng có bề mặt mịn và mờ hơn, in sẽ lâu khô hơn.
  • Màu in trên giấy C matt sẽ đẹp và sang nhưng lại dễ bị bẩn và khó gia công.
  • Do nguồn nhập hiếm nên giấy C matt thường đắt và ít được sử dụng.

Ứng dụng: Thường được sử dụng để in sách, tạp chí,… Vì giấy C matt có bề mặt mờ, không bị chói mắt và bảo vệ mắt hơn.

Định lượng và kích thước như giấy Couche thông thường.

 

4.Giấy ivory

Giấy Ivory là loại giấy dày tráng phủ một mặt, chất lượng rất cao, cứng và đàn hồi tốt. Mặt giấy thường là màu trắng, độ mịn và độ bóng rất cao do được xử lý qua thiết bị “siêu cán láng” (super calender) một mặt láng, mặt còn lại sần sùi.

Phân loại giấy Ivory

  • Giấy Ivory (FBB): Giấy Ivory này có tráng phủ một mặt, mặt còn lại màu trắng nhám, đế giấy màu trắng, dày và khá cứng. Định lượng giấy này vào khoảng 170 – 400 gsm, nhưng định lượng phổ biến vào khoảng 210 – 350 gsm. Loại giấy này thường dùng để in bao bì, túi, hộp thuốc lá, hộp thuốc tây, hộp mỹ phẩm, dược phẩm, hộp nước hoa, hộp bánh, hộp đựng thức ăn nhanh, hộp trà, cà phê, bìa tập & sách, folder,…
  • Giấy Ivory Kraft: Có độ dày và độ cứng cao, một mặt tráng láng Ivory mặt còn lại sẫm sần giống như giấy Kraft. Định lượng giấy vào khoảng 230gsm – 500gsm. Giấy này thường được sử dụng rộng rãi trong in ấn bao bì, hộp giày, bao bì rượu, gói thuốc lá, hộp diêm, hộp kem đánh răng, bao bì mỹ phẩm, sản phẩm túi xách cao cấp, hộp đựng bóp đèn, các loại hộp sữa và làm vỏ hộp nước trái cây. Ưu điểm của loại giấy này là rất tiện lợi, dễ phân hủy và có thể tái sử dụng nhiều lần, không gây hại đến môi trường cũng như sức khỏe con người.

Định lượng của giấy Ivory gồm: 200gsm, 250gsm, 300gsm, 350gsm, 400 gsm.

Ưu nhược điểm giấy Ivory

Ưu điểm:

  • Có tính ứng dụng cao
  • Độ bền, độ cứng của giấy tương đối tốt
  • Giấy có bề mặt láng mịn, in màu sẽ sắc nét và mịn
  • Dễ dàng thực hiện các biện pháp gia công như xén, bế, gấp thành phẩm,…
  • Phù hợp với nhiều công nghệ in khác nhau như in offset, in laser, in UV,…

Nhược điểm:

  • Độ trắng không bằng Couche, giấy hơi ám vàng
  • Giá thành hơi cao so với giấy thông thường như Couche, Bristol

Ứng dụng giấy Ivory

  • Độ trắng không bằng Couche, giấy hơi ám vàng
  • Giá thành hơi cao so với giấy thông thường như Couche, Bristol

5.Giấy Duplex

Đặc điểm Giấy Duplex:

  • Giấy Duplex là loại giấy được tráng phủ (thường là 1 mặt).
  • Có một mặt trắng bóng còn 1 mặt đen như giấy bồi.Ngoài ra cũng có loại 2 mặt đều trắng nhưng ít được sử dụng.
  • Giấy Duplex dễ ăn keo, dễ dán, có thể ghép 2 mặt đen lại bồi lên cho dầy, tăng độ cứng.
  • Giấy này thì in không đẹp, không có nhiều tính thẩm mỹ.

Ứng dụng:

  • Thường sử dụng để in hộp bánh kẹo, mứt tết, hộp dược phẩm, mỹ phẩm,v.v
  • Độ cứng cao hơn có thể dùng để in thùng carton, bìa hồ sơ,v.v

Định lượng: Thường từ 180 – 500 gsm

6.Giấy Kraft

Đặc điểm:

Giấy Kraft hay thường được gọi là giấy xi măng, có tính dai và chống nước nhẹ.
Có độ bền kéo, xé lớn, bắt mực tốt.
Có màu vàng nâu, ngà vàng tự nhiên. Có loại giấy kraft trắng sau khi đã được xử lý tẩy trắng.
Dễ phân hủy, thân thiện với môi trường.

Ứng dụng:

Thường dùng làm túi đựng thực phẩm, túi xách đồ nhẹ,.v.v
Các loại giấy kraft có định lượng cao có thể làm hang tags, name card, bao thư,v.v
Định lượng: Thường từ 50 – 175 gsm.

7.Giấy Bristol

Giấy Bristol là giấy bìa không tráng phủ nhưng được tráng láng 2 mặt trắng, cho việc in ấn đạt hiệu quả cao. Bề mặt giấy được cán mịn, bề mặt bóng, giúp bám mực tốt.

Đặc điểm:

Đáp ứng đủ các nhu cầu in ấn với định lượng đa dạng từ 230gsm – 300gsm
Chất liệu giấy dày dặn, mang đến sự chắc chắn và bền màu theo thời gian
Bề mặt giấy láng mịn, giúp sản phẩm in ấn rõ nét, chân thật
Được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau về sản phẩm
Giấy Bristol được đánh giá là có giá thành rẻ hơn so với các loại giấy cùng loại

Ứng dụng:

Giấy Bristol thường được sử dụng để in catalogue, tài liệu, phong bì, tờ rơi, quảng cáo sản phẩm, card visit, menu thức ăn,… Ngoài ra, giấy cũng có thể sử dụng để in thiệp cưới, in lịch nhờ bề mặt mịn màng, trắng sáng.Hộp giấy đựng sản phẩm, bao bì đóng gói bởi chất liệu giấy đẹp, nhẹ, tạo hiệu ứng hình ảnh sắc nétLoại giấy này cũng được sử dụng nhiều trong các bản vẽ đồ án, kỹ thuật, minh họa,…

Định lượng: 67 gsm – 400 gsm, kích thước tùy theo yêu cầu của khách hàng

8.Giấy mỹ thuật

Giấy mỹ thuật là loại giấy quen thuộc trong lĩnh vực thiết kế, in ấn và được sử dụng phổ biến trong những năm trở lại đây. Nhờ loại giấy tuyệt vời này mà các sản phẩm trở nên sinh động và mang tính nghệ thuật hơn.

Đặc điểm:

Đa dạng chủng loại, màu sắc, đường gân và hoa văn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Mỗi sản phẩm được tạo ra bởi giấy mỹ thuật đều đem lại tính sáng tạo nghệ thuật, cá tính mạnh mẽ cho thương hiệu đó.

Ưu điểm:

Mang lại sự mới lạ, độc đáo, tôn thêm đẳng cấp cho bất cứ ấn phẩm nào
Ứng dụng linh hoạt, sử dụng cho nhiều ấn phẩm thuộc ngành nghề khác nhau.
Độ bền cao, giữ mực in tốt, ít bị phai màu.

Ứng dụng:

Với giấy mỹ thuật có định lượng mỏng thường được dùng để in thiệp cưới, thiệp cảm ơn, tiêu đề thư, in bao thư,…
Giấy mỹ thuật định lượng dày sẽ được dùng để in name card, bao bì (túi giấy, hộp giấy),…

Định lượng giấy
Loại phổ biến trên thị trường: 180gsm – 250gsm
Loại ít thịnh hành, hiếm hơn 280gsm – 350 gsm

9.Giấy Cacbon

Đặc điểm:

Liên 1 thường là màu trắng, các liên sau là màu hồng, xanh hoặc vàng
Trên bề mặt giấy thường bôi thuốc để bạn chỉ cần viết 1 lần ở liên 1 có thể lưu trữ lại thông tin ở các liên sau mà không cần viết lại.
Mặt đầu của liên 1 và mặt cuối của liên cuối cùng thường không bôi thuốc.
Có thể có 2 liên, 3 liên, 4 liên tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Ứng dụng:

Thường sử dụng để in hóa đơn bán hàng, giấy biên lai trong ATM,…
Gia công sau in thường là keo đầu, số nhảy hoặc rãnh xé.

[woovn_posts_related]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện Gửi mail Chat Zalo Chat Messenger