6 nguyên tắc phối màu cơ bản trong thiết kế

6-nguyen-tac-phoi-mau-co-ban-trong-thiet-ke

Màu sắc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thiết kế, là một trong những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. Cũng giống như các nguyên tắc trong thiết kế, màu sắc cũng có những nguyên tắc gần như bắt buộc để tạo ra các sản phẩm in bắt mắt. Đó là những nguyên tắc nào? Hãy cùng Bao bì TDP tìm hiểu 6 nguyên tắc phối màu cơ bản trong bài viết này nhé!

Xem thêm: Các loại giấy trong in ấn

Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế

Trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, màu sắc đóng vai trò vô cùng quan trọng, đối với thiết kế, yếu tố này có ý nghĩa then chốt trong việc tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Được ví như loại ngôn ngữ nhận diện riêng biệt, màu sắc không những là phương tiện truyền tải thông điệp nhanh chóng mà còn mang lại cảm xúc và kích thích trí tưởng tượng.

Đối với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sắc màu còn là công cụ nhận diện thương hiệu, thể hiện cái hồn và hiện hữu trên bất kỳ ấn phẩm truyền thông nào như logo, bao bì, tài liệu,…

6 nguyên tắc phối màu trong thiết kế

Phối màu đơn sắc – Monochromatic

6-nguyen-tac-phoi-mau-co-ban-trong-thiet-ke-img1

Phối màu đơn sắc là phương pháp phối màu chỉ sử dụng một màu chủ đạo hoặc sử dụng nhiều kiểu sắc độ khác nhau trong cùng một màu để tạo nên sự cộng hưởng. Sự đơn giản, không quá cầu kỳ, phức tạp đã tạo nên ưu điểm của cách phối màu này giúp người nhìn có cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, cũng chính vì sự đơn giản, đôi khi có phần đơn điệu này khiến cho thành phẩm của bạn gặp khó khăn trong việc tạo điểm nhấn ở một số chi tiết nào đó. Vì vậy, màu đơn sắc sẽ phát huy được ưu điểm của mình khi được kết hợp cùng các tông màu khác nhau, hay được sử dụng theo yêu cầu của khách hàng trong những sản phẩm mang phong cách tối giản. Khi phương pháp tối giản được ứng dụng trong thiết kế tối giản giúp người xem không bị xao nhãng quá nhiều vào các yếu tố khác mà tập trung hoàn toàn làm nổi bật vào nội dung chính như kiểu chữ, họa tiết nhiều hơn.

Phối màu tương đồng – Analogous

6-nguyen-tac-phoi-mau-co-ban-trong-thiet-ke-img6

 

Phương pháp phối màu tương đồng là sự kết hợp 3 màu kế bên nhau trên một vòng tròn màu, mang đến vẻ ngoài đầy nhã nhặn và thu hút. So với cách phối màu đơn sắc thì sự kết hợp của các màu tương đồng giúp sản phẩm trở nên phong phú hơn, cũng như giúp người xem dễ dàng phân biệt các nội dung khác nhau trên cùng 1 sản phẩm.

Nguyên tắc của phương pháp phối màu tương đồng bắt đầu từ việc chọn ra một tông màu chủ đạo. Đây là màu được quyết định dùng nhiều nhất và những gam màu tương ứng khác cần phải hài hòa với gam màu này. Màu số 2 để phân biệt các phần nội dung quan trọng của sản phẩm. Cuối cùng, màu số 3 dùng cho những chi tiết không quá quan trọng (thường là các chi tiết trang trí).

Phối màu tương phản (bổ túc trực tiếp) – Complementary

6-nguyen-tac-phoi-mau-co-ban-trong-thiet-ke-img2

Không sử dụng màu liền hề như phối màu tương đồng, phương pháp phối màu bổ túc trực tiếp lại sử dụng những cặp màu đối xứng nhau trên bánh xe vòng tròn màu, mang đến cách kết hợp vô cùng năng động và tràn đầy năng lượng. Thông thường các nhà thiết kế sẽ chọn ra một màu chủ đạo, sau đó tìm ra màu “đối diện” với màu chủ đạo đó. Sự kết hợp mang tính sáng tạo này tạo nên độ tương phản mạnh mẽ và điểm nhấn chi tiết quan trọng trong sản phẩm. Từ đó tạo ra dòng chảy tự nhiên của màu sắc.

Phối màu bổ túc bộ ba – Triadic

6-nguyen-tac-phoi-mau-co-ban-trong-thiet-ke-img3

Kiểu phối màu này được tạo bởi 3 màu nằm ở 3 góc khác nhau trên vòng tròn màu sao cho chúng tạo thành một hình tam giác đều. Sự kết hợp, bổ sung cho nhau ở cách phối màu này mang đến sự cân bằng cho bản thiết kế. Tuy nhiên, phương pháp này rất khó sử dụng khi designer muốn tạo điểm nhấn trên sản phẩm của mình. Tuy vậy, một số nhà thiết kế lại rất thích phối màu này vì chúng thường giúp cho sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tốt từ người sử dụng vì sự hài hoà và cân bằng của các màu được sử dụng.

Phối màu xen kẽ – Split-complementary

6-nguyen-tac-phoi-mau-co-ban-trong-thiet-ke-img4

Tương tự như phối màu bổ túc bộ ba, phương pháp này được bởi ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu và tạo nên một hình tam giác cân. Ngoài ra, nhà thiết kế có thể sử dụng thêm màu thứ tư, phải đối xứng với một trong hai màu tạo nên đáy của tam giác cân đó. sự linh hoạt trong việc chọn màu mà phối màu này nên tạo rất nhiều cơ hội khám phá và tìm được các cặp màu lạ và độc đáo cho ấn phẩm.

Về nguyên tắc của phối màu xen kẽ, chủ yếu sử dụng màu chủ đạo là đen và trắng, tô điểm bằng các màu thứ 3 bắt mắt như đỏ và xanh với các chi tiết phụ. Phối màu này đơn giản và an toàn nhưng vô cùng hiệu quả.

Phối màu bổ túc bộ bốn – Rectangular Tetradic hay Compound Complementary

6-nguyen-tac-phoi-mau-co-ban-trong-thiet-ke-img5

Đây được coi là cách phối màu phức tạp nhất trong 6 nguyên tắc phối cơ bản. Phương pháp phối màu này được hình thành với hai cặp màu bổ túc trực tiếp. Các cặp màu này rất khó để có thể phối hợp và sử dụng chúng đúng cách, vì thế bạn sẽ mất khá nhiều thời gian cho khâu chọn lọc và lên màu cho sản phẩm của mình.

Trên đây là những chia sẻ của Printgo về 6 nguyên tắc phối màu cơ bản trong thiết kế mà dân designer cần biết. Hy vọng rằng bài viết này sẽ thức sự hữu ích đối với các bạn đang quan tâm đến lĩnh vực thiết kế. Nếu như bạn đang cần tìm đến dịch vụ in ấn và thiết kế trọn gói, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Printgo để được hỗ trợ tư vấn nhiệt tình và chi tiết nhất.

[woovn_posts_related]
Gọi điện Gửi mail Chat Zalo Chat Messenger