6 thông số kỹ thuật ngành in cơ bản bạn cần biết

thông số kỹ thuật ngành in cơ bản

Thông số kỹ thuật ngành in vô cùng quan trọng để quyết định giá thành cũng như chất lượng, hiệu ứng in mà bạn mong muốn cho sản phẩm của mình. Để có thể tự đưa ra quyết định lựa chọn chất liệu giấy in nào bạn nên tham khảo 6 thông số kỹ thuật của giấy trong in ấn.

1. Định lượng giấy (Basis weight)

Định nghĩa: Trọng lượng của một đơn vị diện tích của giấy và các tông được xác định theo phương pháp tiêu chuẩn. Định lượng giấy GSM nghĩa là gram trên mỗi mét vuông, số gsm của tờ giấy càng cao thì nó càng nặng = nghĩa là tờ giấy đó càng dày.

Ví dụ: giấy Couche 150gsm có nghĩa là với 1 tờ giấy 1 mét vuông đó sẽ nặng 150 gram và tất nhiên giấy Couche 150gsm sẽ dày hơn giấy Couche 100gsm.

Đơn vị: g/m² hay gsm (Grams per Square Meter)

Ví dụ: trong bảng thông số kỹ thuật

Basis weight 165 ± 4%

2. Độ dày của giấy (thickness/caliper)

Định nghĩa: khoảng cách giữa hai mặt của giấy đo theo phương pháp tiêu chuẩn. Giấy in thường có độ dày từ 0.03 – 0.25mm, trừ giấy cacton có thể có độ dày đến hơn 3mm. Giấy càng dày, độ bền, khả năng chịu nén càng cao, thích hợp cho nhiều dạng hiệu ứng như in nổi, dập chìm, cắt họa tiết,…

Đơn vị: mm

Ví dụ: trong bảng thông số kỹ thuật

Thickness 218 ± 6

3. Độ ẩm giấy in (Moisture Content)

Định nghĩa: là tỷ lệ lượng hơi nước có trong khối lượng giấy nhất định. Lý do cần phải quan tâm đến độ ẩm này là do giấy có đặc tính hút ẩm. Nếu giấy hút nước nhiều thì các tính chất cơ học của giấy bị thay đổi. Nước sẽ làm các các mối liên kết sợi bị lỏng và yếu đi.lượng nước có trong vật liệu.

Bên cạnh đó, độ ẩm của giấy cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình in ấn, ép quang và gia công sản phẩm in.

Tùy mỗi loại giấy sẽ có độ ẩm khác nhau. Độ ẩm của giấy in trung bình rơi vào trong khoảng từ 2 -12%.

Đơn vị: %

Ví dụ: trong bảng thông số kỹ thuật

Moisture Content 5.0 – 6.0

4. Độ đục (Opacity)

Định nghĩa: là tỷ số được biểu thị bằng % của lượng ánh sáng phản xạ từ một tờ giấy đặt trên vật chuẩn màu đen và lượng ánh sáng phản xạ của chính tờ giấy đó đặt trên vật chuẩn màu trắng trong điều kiện của phương pháp thử tiêu chuẩn.

Đơn vị: %

Ví dụ: trong bảng thông số kỹ thuật

Opacity >=96.0

5. Độ nhẵn giấy (Smoothness)

Độ nhẵn giấy in
Độ nhẵn giấy in

Định nghĩa: là tính chất đặc trưng để đánh giá mức độ phẳng của bề mặt giấy. Tính chất này được xác định trong các phương pháp thử tiêu chuẩn. Giấy in có độ nhẵn càng cao thì cho chất lượng sau khi in càng tốt.

Đơn vị: sec/10ml

Ví dụ: trong bảng thông số kỹ thuật

Art paper Enova 100gsm

Smoothness >=900

6. Độ sáng ISO (ISO brightness)

Định nghĩa: Hệ số phản xạ ánh sáng của tấm bột giấy, tờ giấy và cáctông trắng hoặc gần trắng theo phản xạ của vật khuếch tán lý tưởng tại chiều dài bước sóng 457nm được xác định trên thiết bị đo tiêu chuẩn được quy định trong phương pháp thử.

Tiêu chí độ sáng thường được sử dụng để xác định các loại giấy in ảnh, giấy in ảnh cần có độ sáng và bóng cao, thường là từ 70% trở lên sẽ cho hình ảnh in mịn và mượt.

Đơn vị: %

Ví dụ: Giấy Fo IK có độ trắng từ 92%-96%

Hiểu rõ được các thông số kỹ thuật của giấy giúp bạn nắm rõ các tính năng cũng như đặc điểm nào phù hợp với sản phẩm in ấn của mình nhất. Nhờ đó, giúp bạn sử dụng giấy hiệu quả và tiết kiệm chi phí in ấn nhiều hơn.

[woovn_posts_related]
Gọi điện Gửi mail Chat Zalo Chat Messenger