“Sống xanh” đang là một trào lưu được người dân toàn cầu hưởng ứng nhằm bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bằng cách xây dựng thói quen để hạn chế rác thải, là sử dụng những đồ dùng có chất liệu thân thiện với môi trường.
Sống xanh là gì?
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) năm 2016, sống xanh (green living) hay sống bền vững là đưa ra những lựa chọn bền vững về những gì chúng ta ăn, cách di chuyển, cách mua sắm đồ vật, cách chúng ta sử dụng và thải bỏ nó. Con người có thể thực hành sống xanh trong các hoạt động tại nơi làm việc và nơi sống. Những lựa chọn hàng ngày có thể tạo ra một lối sống bền vững.
Còn theo định nghĩa được hiểu rộng ở Việt Nam, sống xanh là cách sống nhằm giảm thiểu
dấu chân carbon (carbon footprint) của loài người lên trái đất. Một số biểu hiện như tránh lãng phí thực phẩm, tái sử dụng đồ vật, thay đổi phương thức di chuyển, giảm khí thải carbon và sống dung hòa với thiên nhiên.
Sống xanh để giảm “Dấu chân carbon”
Dấu chân carbon (carbon footprint) là lượng khí nhà kính thải vào khí quyển bởi một hoạt động cụ thể của con người. Dấu chân carbon có thể là phạm vi rộng hoặc được áp dụng cho các hoạt động của một cá nhân, một gia đình, một sự kiện, một tổ chức hoặc thậm chí là cả một quốc gia.
Hiểu theo cách đơn giản, dấu chân cacbon là tổng lượng khí nhà kính được sản xuất để hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt động của con người, thường được biểu thị dưới dạng tấn cacbon dioxide (CO2).
Thực trạng sống xanh hiện nay
Người nhận được nâng cao nhận thức về “green living” qua việc chủ động nhìn nhận hoặc bị ảnh hưởng bởi truyền thông thực tiễn hơn nửa thập kỷ trở lại đây. Chính những hậu quả thiên nhiên để lại đã “kéo” loài người buộc phải nhìn nhận trực diện và có trách nhiện hơn để sống bền vững.
Không chỉ dừng lại ở việc quan tâm, con người đã và đang hành động. Bằng chứng được đăng tải trên Forbes cho thấy 93% người tham gia quan tâm tới các vấn đề môi trường, trong đó 77% muốn tìm hiểu về cách sống xanh hiệu quả hơn.
Áp dụng lối sống xanh dễ dàng hơn nhờ những phát minh của thế hệ trẻ
1. Màng bọc mì gói sinh học
Mì gói vốn là thực phẩm ‘cứu khổ cứu nạn’ nhờ giá thành rẻ và tính tiện lợi. Tuy nhiên, hậu quả lại rất dai dẳng: Phải mất đến 8 thập kỷ để phân huỷ bao bì sau 10 phút lấp bụng ngắn ngủi.
Màng bọc mì sinh học được sinh viên thiết kế ra để thay thế những túi nhựa kia.
2. Ứng dụng refill nước miễn phí
Trung bình mỗi phút sẽ có một triệu chai nước được bán ra trên khắp thế giới. Trong số đó chỉ có 7% được tái chế thành chai mới. Nhằm hạn chế lượng rác thải dùng một lần khổng lồ, ứng dụng MyMizu đã ra đời với mục tiêu cung cấp các trạm refill nước miễn phí.
3. Nhựa sinh học từ vỏ xoài và rong biển
Xoài và rong biển là hai mặt hàng phổ biến ở Philippines với sản lượng lớn và phong phú. Do đó Denxybel Montinola, một nhà khoa học đến từ đảo Cebu, đã nảy ra ý tưởng kết hợp vỏ xoài và rong biển để tạo ra loại nhựa sinh học mới, góp phần chống biến đổi khí hậu và giảm tải lượng rác thải từ vỏ xoài.
4. Túi giấy và bao bì giấy
Theo ước tính và số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, rác thải nhựa chiếm tỷ trọng khoảng 5 – 10% trong rác thải sinh hoạt. Ở Việt Nam, tính trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon. Trung bình, mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng khoảng một kg túi nilon mỗi tháng. Hơn 80% số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.
Rác thải nhựa thường tồn tại dưới các dạng vật thể như: ống hút, vỏ chai, túi nilon… là các vật dụng được tổng hợp từ chất hóa học hữu cơ (như nhựa PE). Hiện tượng ô nhiễm trắng gây ra bởi rác thải nhựa bắt nguồn từ việc xả rác nhựa ra môi trường của con người.
Theo nghiên cứu, một túi ni lông phải mất trung bình 100 năm để phân hủy hoàn toàn trong lòng đất.
Túi giấy là một phát mình hoàn hảo. Một sản phẩm thân thiện với môi trường, chỉ mất vài tháng để phân hủy hoàn toàn.
Theo đuổi lối sống xanh đang dần trở thành kim chỉ nam của người dân toàn cầu. In bao bì giấy Tâm Đức Phát luôn hướng tới tiêu chí và nhu cầu của hiện tại.